Ảnh hưởng Nikolay Vasilyevich Gogol

Trước cả khi xuất bản cuốn sách Những linh hồn chết, Belinsky đã công nhận Gogol là nhà văn hiện thực đầu tiên của ngôn ngữ Nga, và coi ông là người dẫn đầu Trường phái Tự nhiên, ảnh hưởng đến những nhà văn trẻ và ít tên tuổi hơn như Goncharov, Turgenev, Dmitry Grigorovich, Vladimir Dahl và Vladimir Sollogub. Chính bản thân Gogol vẫn nghi ngờ về sự tồn tại của phong trào văn chương này. Mặc dầu công nhận "một số nhà văn trẻ thể hiện khát khao quan sát cuộc sống thực", Gogol vẫn phê bình văn phong và kết cấu yếu kem của những tác phẩm họ viết. Tuy nhiên, thế hệ những nhà phê bình cấp tiến sau này tôn vinh Gogol (người sáng tạo kiểu thế giới mà ở đó một chiếc mũi lang thang dạo chơi khắp thủ đô Nga - ý nhắc tới truyện Cái mũi của Gogol) là nhà văn hiện thực vĩ đại, danh tiếng của ông được Bách khoa toàn thư Anh quốc mô tả là "chiến thắng vĩ đại của nghệ thuật châm biếm Gogol".

Thời kỳ văn học hiện đại chứng kiến mối quan tâm sống lại và quan điểm thay đổi về các tác phẩm của Gogol. Một trong những tác phẩm tiên phong của chủ nghĩa hình thức Nga là nhận định của Eichenbaum về truyện ngắn "Chiếc áo khoác". Những năm 1920, một nhóm các nhà văn chuyên viết truyện ngắn Nga, được biết đến như Anh em Separion, coi Gogol là một trong những người dự báo của họ và cố tình bắt chước văn phong của ông. Các iểu thuyết gia hàng đầu của thời kỳ này như nhà văn Yevgeny Zamyatin và Mikhail Bulgakov, cũng ngưỡng mộ Gogol và tiếp bước con đường của ông. Năm 1926, Vsevolod Meyerhold cho biểu diễn vở kịch Quan thanh tra theo kiểu "hài kịch về một tình huống lố bịch".

Tuy người sống cùng thời Gogol coi ông là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của trường phái tự nhiên trong văn học hiện thực Nga, các nhà phê bình đời sau nhận thấy các tác phẩm của ông nổi bật chất trữ tình kết hợp với tính siêu thực và kỳ quái (ví dụ như các truyện "Cái mũi", "Viy", "Chiếc áo khoác", "Đại lộ Nevsky"). Những tác phẩm đầu tiên của Gogol, như Buổi tối ở trang trại gần Dikanka, chịu ảnh hưởng từ cuộc nổi dậy của người Ukraina, cùng văn hóa và văn học dân gian của nước này. Các tác phẩm sau này châm biến nạn hối lộ tràn lan ở Đế quốc Nga ("Quan thanh tra", "Những linh hồn chết"). Tiểu thuyết Taras Bulba (1835) và vở kịch Đám cưới (1842), cùng với những truyện ngắn như "Nhật ký người điên", "Chuyện về cuộc cãi vã giữa Ivan Ivanovich và Ivan Nikiforovich", "Bức chân dung" và "Cỗ xe", là những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Tác phẩm Những linh hồn chết, được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học NgaUkraina.

Mặc dù nhiều tác phẩm của ông bị ảnh hưởng bởi di sản của Ukraina và sự nuôi dưỡng, nhưng ông vẫn viết tác phẩm bằng tiếng Nga và cách viết của ông bị cuốn theo truyền thống của văn học Nga. Nhiều người Ukraina vẫn không thể tha thứ cho ông điều này vì, theo họ, ông đã phản bội tiếng mẹ đẻ. Nhưng đồng thời, nhiều người Nga theo chủ nghĩa thuần tuý vẫn không vui vẻ với thứ tiếng Nga của ông, vì họ cho rằng ông đã "làm bẩn" tiếng Nga bằng những thái độ Ukraina trong cú pháp Vấn đề ngôn ngữ trong văn chương lưu vong

Tượng Nikolai Gogol đứng ngay bên cạnh đại thi hào Pushkin trên tượng đài "Ngàn năm nước Nga" ở Veliky Novgorod, dựng năm 1862.

Hình ảnh Gogol nhiều lần được in trên tem bưu điện của Nga và Liên Xô, cũng như trên toàn thế giới. Một số đồng xu lưu niệm mang hình ảnh ông cũng từng được lưu hành tại Nga và Liên Xô. Năm 2009, Ngân hàng Quốc gia Ukraina phát hành một đồng xu lưu niệm tôn vinh Gogol. Nhiều đường phố được đặt tên Gogol tại nhiều thành phố như Moskva, Sofia, Lipetsk, Odessa, Myrhorod, Krasnodar, Vladimir, Vladivostok, Penza, Petrozavodsk, Riga, Bratislava, Belgrade, Harbin, v.v...

Nhà văn Gogol cũng được nhắc tên một số lần trong tiểu thuyết Gã khờ và Tội ác & hình phạt của nhà văn Nga Fyodor Dostoyevsky cũng như vở kịch Chim hải âu của Chekhov. Hơn 135 bộ phim dựa trên trước tác của Gogol, trong đó gần đây nhất là phim Cô gái mặc áo khoác trắng (The Girl in the White Coat | 2011)

Nhân vật chính trong tiểu thuyết Người trùng tên (The Namesake) của Jhumpa Lahiri ra mắt năm 2003 và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này năm 2006 mang tên Nikolai Gogol, bởi cha của nhân vật này đã sống sót trong một vụ tai nạn tàu hỏa trong khi đang giữ trong tay một cuốn sách của Gogol.

Bài thơ mang tên "Gogol" của nhà thơ, nhà ngoại giao Abhay K có nhắc tới một số tác phẩm vĩ đại của Gogol như "Cái mũi", "Chiếc áo khoác", "Đại lộ Nevsky", Những linh hồn chết và Quan thanh tra.

Ban nhạc punk Gogol Bordello đặt theo tên của Gogol, người được các thành viên ban nhạc coi là nguồn truyền cảm hứng tư tưởng bởi ông đã "nhập lậu" văn hóa Ukraina vào xã hội Nga. Gogol Bordello cũng hy vọng sẽ làm được điều tương tự, đưa nhạc Gypsy Đông Âu vào các nước nói tiếng Anh.

  • Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc cũng đã rất ưa thích các phẩm của Gogol và không ngần ngại mượn tên truyện của Gogol để đặt tên cho tác phẩm đầu tay của mình là Nhật ký người điên.
  • Nhà văn Akutagawa Ryūnosuke của Nhật Bản cũng lấy tên tác phẩm Cái mũi của Gogol để đặt tên cho tác phẩm cùng tên của mình.
  • "Sự khờ dại đã tạo nên vẻ quyến rũ đặc biệt cho những người phụ nữ có nhan sắc !"
  • "Nếu ta nhìn chăm chú và thật lâu vào một câu chuyện buồn cười, nó càng lúc càng trở nên buồn hơn !".
  • "Tình bạn trước hết là phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn và nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm!".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikolay Vasilyevich Gogol http://www.nhanvan.com/bookstore/tranthibonggiay/t... http://www.thotre.com/index.php?menu=detail&mid=55... http://www.acad.carleton.edu/curricular/RUSS/Mosco... http://www.hrono.info/organ/rossiya/natur_scol.htm... http://www.tanvien.net/tg/tg23_trong_khi_cho_gogo.... http://www.tienve.org/home/literature/viewLiteratu... http://ilibrary.ru/author/gogol/ http://az.lib.ru/editors/g/gogolx_n_w/ https://www.gutenberg.org/author/Nikolai_Vasilievi... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Nikola...